Giải mã giấc mơ

Ý nghĩa và cách làm lễ cúng động thổ

19 thg 3, 2024

Trước khi xây nhà mọi người thường hay làm lễ động thổ để việc xây dựng được suôn sẻ, thuận lợi. Đây là một nghi lễ rất...

y-nghia-va-cach-lam-le-cung-dong-tho-93

Trước khi xây nhà mọi người thường hay làm lễ động thổ để việc xây dựng được suôn sẻ, thuận lợi. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong việc xây tổ ấm, an cư lạc nghiệp. Dưới đây là những lưu ý khi làm lễ động thổ.

văn khấn động thổ

1. Lễ động thổ bắt nguồn từ đâu?

Lễ động thổ đã tồn tại từ rất lâu đời khoảng năm 113 trước Công Nguyên. Khi vua Hán Vũ Đế nhận thấy triều đình cúng lễ tế trời, mà lại không có lễ tế đất, đã họp bàn với quan thần để tổ chức lễ Hậu Thổ là lời tạ ơn thần đất.

Theo tục lệ từ xa xưa, người ta làm lễ động thổ vào hàng năm sau mùng 3 tế. Khi xây dựng, có tác động ảnh hưởng đến đất thì phải làm lễ động thổ để trình báo với thần đất. Những người già quan chức sẽ làm chủ tế để cúng thần đất. Các lễ vật được chuẩn bị như nhang hương, y phục, rượu, vàng mã…

Ý nghĩa của lễ động thổ: Lễ động thổ mang ý nghĩa như một lời trình báo đến ông thổ địa sẽ xây dựng các công trình bởi vì người ta quan niệm ông thổ địa canh giữ đất nên khi động đến đất thì phải trình báo. Và có những niệm cho rằng trên mảnh đất sắp được thi công có rất nhiều những vong linh đang trú ngự, hoặc mảnh đất đó từng là nơi thờ cúng đền miếu, chùa chiền,…. Nên làm lễ cúng động thổ để trình báo rằng mảnh đất đó sắp được thi công mong muốn các vong linh đang trú ngụ ở đó chuyển đến một vùng đất khác để việc thi công được suôn sẻ. Và thông thường hầu hết những người Việt khi động thổ đều làm nghi lễ này.

2. Cách làm lễ động thổ

Thứ nhất chọn giờ, chọn ngày tốt

Cũng giống như làm lễ cúng nhập trạch, lễ khai trương người ta cũng chọn ngày, giờ tốt để việc xây dựng được thuận lợi. Khi chọn người giờ thương sẽ chọn theo tuổi của gia chủ, tuổi đó hợp với giờ nào, ngày nào. Một số người tỷ mỉ họ còn xem năm nào phù hợp để động thổ. Có rất nhiều người mượn tuổi người khác bằng cách họ để người đó đứng ra đại diện thi công.

Thứ hai những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng

Khi mà gia chủ đã lên kế hoạch chọn được ngày tốt, giờ tốt để động gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật để làm lễ cúng động thổ ví dụ như văn khấn động thổ, vàng mã, hoa quả,…. Tùy vào mỗi người độ tuổi khác nhau mà chuẩn bị lễ vật nhưng chung quy lại không cần cầu kì chỉ đơn giản chủ yếu là thành tâm.

Thứ ba bắt đầu các nghi lễ

– Gia chủ sẽ chuẩn bị làm những thứ sau:

Đến ngày đã chọn, đợi đến giờ tốt gia chủ sẽ bắt đầu bày các lễ vật lên một chiếc mâm đặt lên bàn và vùng đất mà công trình chuẩn bị thi công. Nếu động thổ cho việc đào móng mâm lễ được để trên một chiếc bàn con đặt vào giữ khu đất sẽ thi công đào móng. Sau đó thắp lên hai cây đèn cầy cùng với 7 nén nhang nếu gia chủ là nam, còn là nữ sẽ thắp 9 nén nhang. Trước khi khấn gia chủ phải chỉnh lại quần áo cho gọn gàng sau đó mới thắp nhang vái bốn phương, tám hướng rồi khấn có thể chuẩn bị văn khấn từ trước. Sau khi đã làm lễ xong, nén nhanh đã gần tàn gia chủ sẽ đem tiền giấy vàng mang đi hóa, rải chút muối và gạo rồi tự tay cuốc vào đất mấy nhát.

– Với những người thi công:

Những người đại diện cho đơn vị thi công cũng sẽ thắp hương sau khi gia chủ cúng xong, ngoài ra còn khấn thêm ông tổ nghề với mong muốn mọi việc được suôn sẻ.

Khi thi công thì gia chủ sẽ tự tay đặt viên gạch đầu tiên và viên gạch đó phải được cố định không di chuyển trong suốt quá trình thi công.

Khi gia chủ mang hóa tiền vàng sẽ đổ các chén nước, chén rượu ra công trình, rải bánh kẹo, muối, gạo, và cắm hoa cúng xuống chứ không mang về nhà.

Cần lưu ý: Khi thắp hương quần áo phải gọn gàng chỉnh tề, vái bốn phương, tám hướng rồi mới quay vào mâm khấn. Cúng xong gia chủ hóa tiền vàng, rải muối và động thổ. Sau đó có thể tiến hành thi công.

Xem thêm: cúng thần tài, cách lựa chọn ngày động thổ để mọi việc suôn sẻ


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Xem thêm phong thuỷ khác

chuyen-nha-nen-chuyen-ban-tho-than-tai-nhu-the-nao-70
19 thg 3, 2024

Chuyển nhà nên chuyển bàn thờ thần tài như thế nào?

Thờ thần tài là một phong tục ở Trung quốc. Theo dân gian kể lại rằng có một người tên Âu Minh mới vào nghề thương lái, trong một...

lap-ban-tho-than-tai-ong-dia-mang-lai-tai-loc-cho-gia-chu-71
19 thg 3, 2024

Lập bàn thờ thần tài, ông địa mang lại tài lộc cho gia chủ

Bàn thờ thần tài rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt với những người kinh doanh, buôn bán bàn thờ thần tài mang ý...

dat-ban-tho-than-tai-ong-dia-dung-huong-mang-lai-tien-tai-cho-gia-chu-72
19 thg 3, 2024

Đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa đúng hướng mang lại tiền tài cho gia chủ

Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là phải đặt ở nơi có thể quan sát hết tất cả người ra, kẻ vào với ý nghĩa Thần...

nhung-dieu-can-tranh-khi-dat-ban-tho-than-tai-ong-dia-73
19 thg 3, 2024

Những điều cần tránh khi đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa

Thần Tài là vị thần quản lý tiền tài cho gia đình. Thờ tượng Thần Tài, Ông Địa không những giúp tài chính được ổn định mà...

nhung-dieu-can-luu-y-trong-viec-dat-ban-tho-than-tai-ong-dia-74
19 thg 3, 2024

Những điều cần lưu ý trong việc đặt bàn thờ Thần Tài – Ông Địa

Từ xưa đến nay, người ta luôn thờ Ông Địa và Thần Tài cùng một tủ thờ, tủ được đặt dưới đất, làm bằng gỗ, mặt hướng...

Nhà Tài Trợ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.