Ai cũng mong muốn những đứa con của mình được khỏe mạnh, ngoan ngoãn, nhất là khi bé mới chào đời. Vì vây lễ cúng đầy tháng là một nghi lễ rất được coi trong trong phong tục Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cho con trọn vẹn nhất.
Cúng đầy tháng bé trai là một nghi lễ quan trong trong truyền thống phong tục dân tộc ta.
Theo quan niêm dân gian, em bé lớn lên ngoài nhờ tình yêu và sự chăm sóc tận tụy từ cha mẹ, nó còn được bảo vệ, che chở bởi các vị ơn trên, nhất là 12 Bà Mụ đã nặn ra hình hài đứa bé và giúp đứa trẻ khỏe mạnh sau khi ra khỏi bụng mẹ. Vì thế, đây là một nghi lễ rất ý nghĩa thể hiện sự biết ơn, thành kính đối với các bậc bề trên và các Bà Mụ, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Trước khi tiến hành làm lễ, bạn cần phải chọn ngày đẹp cho bé. Với bé trai thì tính bắt đầu từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ thực hiện lùi vào 1 ngày so với ngày đó theo truyền thống “gái lùi 2 trai lùi 1”.
Để chuẩn bị lễ đầy tháng cho bé trai, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau:
- 1 con gà trống luộc hoặc 1 con vịt luộc
- 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn
- 12 chén chè + 1 tô chè lớn (bé trai thường là chè đậu trắng)
- Mâm trái cây ngũ quả
- Bộ tam sên gồm thịt heo luộc, trứng vịt luộc, tôm hay cua luộc
- Bình hoa (gồm các loại hoa như hoa Lay ơn, Cát tường, Đồng tiền, Cúc đóa)
- Giấy cúng
- 1 bộ đồ hình thế ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu được may mắn cho bé.
- 12 nén vàng
- Nhang
- Đèn cày
- Trầu tem cánh phượng
- Cau tươi
- Trà
- Rượu
- Gạo, muối
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trên, bàn cần sắp chúng vào mâm theo nguyên tắc "Đông bình Tây quả", nghĩa là đặt bình hoa phía Đông và đặt các vật lễ cúng phía Tây. Lưu ý với các món như xôi, chè bạn đặt dọc hai bên bàn, đặt gà ở giữa mâm.
Khi đã bày trí mọi thứ xong xuôi, người mẹ sẽ bế đứa bé ra để trình diện với mọi người. Sau đó thắp một nén nhang thở cúng tổ tiên bằng tất cả lòng thành, tiếp đến dải gạo và muối ra 4 phía ngôi nhà, đốt giấy cúng và đồ hình thể. Đồng thời, trong ngày này cũng là thời gian cuối của giai đoạn ở cữ vì vậy người mẹ cũng cần thực hiện nghi thức sau: vì là con trai nên người mẹ sẽ bế con bước qua nồi nước đun sôi đã được đặt một cây đinh nung đỏ 7 lần.
Sau khi làm lễ đầy tháng cho con xong, người mẹ có thể đi chợ và sinh hoạt bình thường, để mang lại cuộc sống khá giả, giàu sang cho con thì lần đi chợ đầu tiên mẹ nên mua một bịch muối và một chút gạo, trên đường về nhà nhớ giả vờ đánh rơi chút tiền lẻ.
Hy vong bài viết này có thể giúp ích cho bạn thực hiện lễ cúng đầy tháng hoàn hảo cho con, chúc mẹ và bé luôn luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm văn khấn thôi nôi để có thể chuẩn bị lễ thôi nôi cho bé đầy đủ nhất, mang lại sức khỏe và may mắn cho bé yêu.
Xem thêm: Văn khấn đầy tháng