Chắc hẳn trong số chúng ta không ai là chưa từng nghe nói đến món ăn "nem công chả phượng". Đây là một món ăn có lịch sử truyền thống lâu đời và khá được ưa chuộng trong những bữa tiệc cung đình ngày xưa.
Với thiết kế đẹp mắt, công phu món ăn này chắc chắn sẽ "hớp hồn" những chuyên gia ẩm thực ngay từ "ánh nhìn đầu tiên".
Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn không có nhiều thời gian dành cho việc chế biến các món ăn gia đình nên nhiều món ăn truyền thống đã không còn được ưa chuộng. Nhưng "nem công chả phượng" vẫn được gìn giữ và phát triển, món ăn vẫn thường xuyên xuất hiện trong những dịp lễ, tết của người dân Việt Nam.
1. Nem công chả phượng là gì?
Được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, thông qua bàn tay khéo léo của những đầu bếp chuyên nghiệp đã tạo nên một món ăn công phu, hình dáng như một con phượng hoàng đang giương cánh.
Sử dụng các loại rau củ nhiều màu sắc như: củ cải, cà rốt, cà chua, ớt để trang trí cho những bộ phận phụ, mang tính chất làm nền như đầu, mào, mỏ của chim phượng.
Phần chính của món ăn (là phần thân chim phượng) thì sử dụng chủ yếu là nem, xắt thành các miếng hình tròn xếp theo hình đuôi chim phượng.
Thông thường nem được chế biến từ phần da và thịt của một số loài gia súc hoặc gia cầm, chế biến sạch sẽ, thêm nếm gia vị rồi sử dụng cách thức lên men vi sinh vật là có thể sử dụng ngay được.
Tương truyền, món ăn truyền thống này có từ thời nhà Nguyễn, nhiều nhà sử học cho rằng nó có nguồn gốc từ các triều đại Trung Hoa. Họ cũng có đưa ra khá nhiều các bằng chứng cho thấy đây là món ăn gốc Trung, được các đầu bếp thời Nguyễn cải biên lại. Cụ thể:
Nguyên bản món ăn này xuất xứ từ phía Tây Nam Trung Hoa, được chế biến từ da và thịt của công trống. Tương truyền món ăn này có thể loại bỏ được các chất độc tồn đọng trong cơ thể, cải thiện sức khỏe và vô cùng bổ dưỡng, rất được vua chúa ưa thích và ngự dụng.
Công là một loài động vật chạy rất nhanh và khó bắt, muốn bắt được nó phải dùng một đôi công trống, mái để dụ.
Sau khi bắt được người ta cắt tiết sau đó nhổ lông sống.
Bước 1: làm sạch lông, bỏ hết phần nội tạng bên trong ra, chỉ để lại phần thịt và lọc bỏ da. Đem rửa sạch với muối trắng để khử mùi.
Bước 2: lọc thịt rồi cho vào cối dã nhuyễn, thêm các gia vị mắm, tiêu, dầu, ít mật ong hay đường trắng. Trộn theo tỷ lệ 5 phần thịt thì cho 1 phần mỡ gà vào cối giã đều.
Bước 3: Lấy tay nặn thành từng viên cho vào nồi cách thủy nấu chín tới rồi lấy ra. Dùng que xiên chả thành từng xiên. Để ráo mỡ rồi trang trí lên đĩa.
Khi dùng nên chấm với xì dầu sẽ rất đậm vị.
Trong khi chế biến cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để đảm bảo chất lượng cũng như hương vị cho món ăn:
-Chỉ lấy phần thịt, sau đó rửa sạch để khô. Lấy mỡ gà quết đều lên miếng thịt.
-Khi quết gia vị cần chú ý tới độ ẩm và lượng nước để không làm giảm vị của món ăn.
-Khi gói phải chặt tay nếu không khi cắt chả dò dễ bị vỡ ra ảnh hưởng tới thẩm mĩ và cả hương vị của món ăn.
-Trong quá trình quết thịt phải đập liên tục chả vào lòng cối để tạo độ kết dính và khi ăn sẽ thấy dòn hơn.
2. Vì sao lại gọi là nem công chả phượng?
Món ăn này được gọi với cái tên hoa mỹ "nem công chả phượng" bởi vì xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:
-Thứ nhất là do bối cảnh lịch sử. Món ăn xuất phát từ thời phong kiến, được dùng chuyên dụng cho nhà vua nên cái tên phải độc đáo, thể hiện được phong thái hoàng gia.
-Thứ hai, do nguyên liệu chính dùng để chế biến món ăn này là dùng thịt của chim công và chim phượng, đem chế biến thành nem hoặc chả nên được gọi là "nem công chả phượng".
Món ăn không những đẹp mắt lại còn vô cùng bổ dưỡng, qua đó chúng ta có thể thấy được sự sa hoa của các vua chúa thời đại phong kiến. Món ăn vừa có ý nghĩa về lịch sử vừa mang ý nghĩa về văn hóa ẩm thực.
3. Nguồn gốc của món ăn:
Nem chua là một món ăn đặc sản của Thanh Hóa. Trong quá trình chế biến do các gia vị phụ trợ như ớt, tỏi, tiêu có tính nóng, để món ăn ở trong nhiệt độ thích hợp sẽ tạo điều kiện cho chất vi sinh phát triển, lên men tự động làm "chín" món ăn.
Cách chế biến nem công ngày xưa cũng tương tự như nem chua bây giờ. Chỉ khác nguyên liệu chính ngày xưa là thịt công còn bây giờ là thịt lợn hoặc bò.
Theo như được biết thì thịt công có tác dụng giải độc rất tốt, mặt khác công cũng là con vật được xếp vào loài quý hiếm nên món ăn này được xem là một món ăn chỉ dành riêng cho giới quý tộc, hoàng thân, quốc thích.
Do món ăn này chỉ dành riêng cho vua chúa nên mỗi khi có người dân bắt được chim phượng hay hoàng thì đều phải cống nạp cho nhà vua, nếu dấu riêng để dùng thì sẽ bị bắt vì tội coi thường luật pháp, và bị xử phạt rất nặng.
Trải qua nhiều thăng trầm biến cố trong lịch sử, nhiều món ăn truyền thống đã không còn hay bị thất truyền theo thời gian, nhưng công thức món ăn "nem công chả phượng" vẫn được gìn giữ và phát triển cho tới tận ngày nay và trở thành món ăn truyền thống của dân tộc. Trong các dịp lễ tết nhiều nhà vẫn làm món ăn này để dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và cầu mong cho gia đình được hạnh phúc, bình an.