Với mong muốn một năm mới gia đình, công ty của mình gặt hái được nhiều thành công, phát tài phát lộc thì nhiều người đã làm lễ cúng Thần Tài đó là ngày mồng 10 tháng Giêng, đây cũng là ngày đẹp nhất, mang lại may mắn nhất.
văn khấn khai trương
Theo tích xưa truyền lại, có một vị thần trên thiên đình đảm nhận chức vụ cai quản tài lộc và tiền bạc còn có tên gọi là Thần Tài. Vào một lần đi chơi, Thần Tài uống rượu say quá vô tình rơi xuống hạ giới, đầu bị va vào đá nên thần Tài không nhớ được mình là ai rồi bị con người dưới trần gian lột hết quần áo.
Xuống giới này, Thần Tài không biết làm việc nên đã đi ăn xin, lang thang mọi nơi. Đến một cửa hàng bán vịt, gà, thịt quay bị ế ẩm, họ thấy Thần Tài đến xin nên đã mời vào ăn. Sau lần đó, bỗng chốc cửa hàng đó đông khách đến lạ kỳ, hết lượt người này đến lượt người kia trong khi cửa hàng phía đối diện lại quá vắng vẻ. Nhưng được một thời gian sau, thấy Thần Tài người nhếch nhác, chẳng chịu làm gì mà ngày nào cũng đến ăn xin nên chủ cửa hàng đã đuổi ông đi.
Thấy Thần Tài bị như vậy, chủ quán đối diện lời mời ông vào ăn và điều kỳ lạ lại xảy ra, khách đến quán ăn rất đông. Các cửa hàng khác khi biết chuyện đã thi nhau giành mời Thần Tài đến quán mình ăn, đó là lý do vì sao người ta có câu: “Thần Tài gõ cửa”. Ngoài ra, khi thấy Thần Tài không có quần áo mặc họ đã đưa ông đi mua quần áo, sau khi mặc thì Thần Tài đã nhớ ra mọi chuyện và bay về trời.
Từ đó về sau, con người đã lập bàn thờ để tôn thờ Thần Tài như báu vật và chọn ngày mồng 10 Tháng Giêng (âm lịch) là ngày vía Thần Tài (bởi đó là ngày thần bay về trời).
Trong giới làm ăn buôn bán thì việc thờ cúng thần tài diễn ra rất phổ biến, cứ mồng 10 hàng tháng là họ cúng thần Tài và đặc biệt là ngày mồng 10 Tết là ngày vía Thần Tài và họ rất coi trọng.
Ngày vía Thần Tài họ sẽ chuẩn bị lễ cũng mặn, cỗ tam sên bao gồm: một quả trứng luộc, một miếng thịt và một con tôm. Còn ngày thường người ta chỉ cúng đồ chay như hoa quả, nước, trầu cau.
Để cầu may mắn và phát tài, vào ngày này họ đi mua vàng rồi đặt lên bàn thờ, sau khi cúng xong họ sẽ mang trên người cả năm để xin lộc thần Tài. Có một số gia đình trong lễ cúng còn có cả cua với cá nướng, nó phụ thuộc vào tập tục và hoàn cảnh của từng gia chủ, điều đó không bắt buộc.
Xem thêm: Vía thần tài là ngày nào, cách di chuyển bàn thờ thần tài ông địa.
Khi lập bàn thờ Thần Tài gia chủ cần lưu ý:
– Bàn thờ chỉ lập ở góc nhà, chất liệu là một chiếc khảm nhỏ đã được sơn son thếp vàng, phía trong có chứa bài vị của Thần Tài.
– Đặt trước bài vị là kê bát hương trên khay vàng giấy, hai bên là hai cây đèn (nến) nhỏ, khay nước ( 2 chén rượu và 3 cốc đựng nước).
Đồ cúng Thần Tài cần:
– Hương: Gia chủ có thể chọn ngày giờ đẹp sao cho kích hoạt trường khí tốt nhất vì có một số nơi cho rằng phải thắp vào sáng hoặc chiều tối mới tốt, điều đó không bắt buộc.
– Nước: Cần chú ý chén trước khi lấy nước mới cần được rửa sạch sẽ, không cần lấy năm hay ba chén mà chỉ cần lấy một chén nước là đủ. Tuy nhiên, không nên lấy nước quá đầy cách 1cm so với miệng chén, và cẩn thận không làm nước bị đổ hay tràn ra ngoài.
– Quả: quả cần tươi, nguyên vẹn, không dùng quả giả (nhựa, nhân tạo). Thường người ta hay chọn: chuối, cam, táo…
– Hoa: Cần chọn hoa tươi, hương thơm, nếu có nụ thì tốt. Hoa cần được cắm trong bình làm bằng chất liệu như: gốm, sứ, thủy tinh…
– Đèn, nến: Sử dụng đèn dầu hay đèn cúng hoặc nến, không dùng các loại đèn điện, đèn nhấp nháy… có thể gây ra trường khí không tốt ảnh hưởng tới việc thờ cúng.
Xem thêm: cúng nhập trạch