Giải mã giấc mơ

Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị lễ vật gì, bài khấn nào là chuẩn nhất?

19 thg 3, 2024

Theo truyền thống văn hóa dân tộc ta, cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ rất quan trọng, đây là ngày xá tội vong nhân cho phép những...

cung-ram-thang-7-can-chuan-bi-le-vat-gi-bai-khan-nao-la-chuan-nhat-202

Theo truyền thống văn hóa dân tộc ta, cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ rất quan trọng, đây là ngày xá tội vong nhân cho phép những người đã khuất trở về trần gian để gặp người thân. Vì vậy, chúng ta phải làm lễ nghênh đón họ, đồng thời qua đây thể hiện sự biết ơn và tôn trọng những người đã khuất cũng như phát lộc cho những vong hồn được xá tội.

1. Một vài nét về lễ cúng Rằm tháng Bảy:

Nghi thức cúng lễ rằm tháng 7 đã có từ lâu đời được truyền qua nhiều thế hệ, tương truyền rằng đây là khoảng thời gian mọi linh hồn đều được tự do kể cả quỷ dữ, thường thì đây đều là các vong hồn lang thang không có trong bàn vị gia tiên, trong những ngày này có thể gia tiên sẽ không nhận được gì từ lễ vật cúng tế của con cháu.

Đặc biệt, nếu bạn làm lễ vào những ngày chính rằm (tức ngày 15/7 âm lịch) là ngày mà các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa hoạt động mạnh nhất thì bạn nên dọn mâm cơm cúng đặt trước nhà, ngoài đường,..để tránh các vong hồn này theo vào nhà, sinh ra nhiều âm khí.

Theo xu hướng chung của các gia đình, bạn có thể thực hiện nghi lễ trong các ngày từ mùng 10/7 âm lịch đến trước ngày chính rằm 15/7 âm lịch.

Nhiều người thắc mắc rằng liệu thời gian nào là thích hợp nhất để lầm nghi thức cúng lễ, có thể phân phát được nhiều lễ lộc cho những linh hồn lang thang. Thì theo quan niệm xưa, thực hiện vào buổi tối hoặc tối hẳn là phù hợp nhất vì ban ngày có nhiều ánh sáng mạnh từ nguồn năng lượng mặt trời sẽ khiến các cô hồn rất khó để nhận lễ vật.

Xem thêm: Những điều kiêng kỵ tháng cô hồn

2. Những lưu ý giúp bạn chuẩn bị nghi thức cúng lễ rằm tháng Bảy

Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà bạn không nên bỏ qua là chuẩn bị một mâm lễ đầy đủ cúng Đức phật, gia tiên và các cô hồn lang thang.

Các lễ vật trên mâm lễ tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà bạn có thể sắm sửa hợp lý, không nhất thiết phải chuẩn bị một mâm lễ to nhiều lễ vật chỉ cần bạn thực tâm cầu khấn là đủ.

Ngày rằm tháng Bảy cúng Đức Phật:

Mâm lễ cúng thần linh bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả là đủ. Dưới đây là bài văn khấn cúng thần linh được sử dụng rộng rãi mà bạn có thể tham khảo để thực hiện nghi lễ:

"...

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài

Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân vàChư vị thần linh cai quản xứ này.

Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm...

Tín chủ chúng con tên là: … ngụ tại nhà số …., đường …., phường (xã) …., quận (huyện) …, tỉnh (thành phố) …. Thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, soi xét chứng giám.

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền đáp.

Do vậy, chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành, nguyện xin nạp thọ, phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình chúng con, người người khỏe mạnh, già trẻ bình an hương về chính đạo, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

..."

Ngày rằm tháng Bảy cúng gia tiên:

Nếu cúng gia tiên thì bạn nên chuẩn bị một mâm cỗ mặn kèm theo vàng hương và một số vật dụng dành cho người cõi âm (quần áo, giày dép,...) được làm từ giấy, theo quan niệm những lễ vật đó sẽ giúp người âm có một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi hơn.

Mâm lễ mặn gồm nhiều món như gà luộc, xôi, canh, cơm,... và các đồ vàng mã thuận nhu cầu sinh thời của những người đã khuất, có thể tăng hoặc giảm một số lễ vật.

Theo lời Phật dạy thì mỗi người khi mất sẽ được đầu thai theo từng cảnh giới phụ thuộc vào nghiệp mà họ đã gieo, vì vậy một số vàng mã, vật dụng sinh hoạt làm từ giấy, hay rượu thịt khi cúng bái người âm cũng sẽ không nhận được, thứ mà họ cần chỉ là phước đức do con cháu họ tích từ những việc làm tốt, không sát sinh. Bởi vậy, một mâm lễ cơm chay vẫn luôn được mọi người ưa chuộng.

Dưới đây là bài văn khấn rằm tháng Bảy cúng gia tiên:

"...

Nam mô A Di Đà Phật

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ … và chư vị hương linh.

Hôm nay là rằm tháng bảy năm ... Gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Vì vậy cho nên nghĩ, đức cù lao không báo, cảm công trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ bày dâng trước án linh tọa.

Chúng con thành tâm kính mời: Các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô dì tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ … (Nguyễn, Lê, Trần …)

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng lâm linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, hướng về chính đạo.

Tín chủ lại mời: các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở đất này, nhân lễ Vu Lan giáng lâm linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu như ý.

Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

..."

Ngày rằm tháng Bảy cúng cô hồn:

Đây là mâm cỗ dành cho những linh hồn lang thang, bị bỏ đói vì vậy bạn nên chuẩn bị mâm cúng toàn đồ chay và chia nhỏ các món đó ra để họ không nảy sinh lòng tham. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng mâm lễ mặn sẽ giúp được nhiều cho họ khỏi cơn đói và những khó khăn, nhưng thực chất lại khiến họ nảy sinh nhiều tính xấu, vương vấn trần gian, khó siêu thoát, từ đó nhũng nhiễu người phàm thậm chí còn tác oai tác quái với chính người đã chuẩn bị mâm lễ mời họ.

Mâm cúng cô hồn thường có các món ăn chay gồm vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo, kẹo bánh, ngô/khoai/sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ. Và một ít vật dụng, quần áo chúng sinh được gỡ ra thành từng món cùng một ít tiền vàng rải xuống dưới mâm.

Với nghi thức cúng cô hồn bạn có thể đọc những bài khấn đơn giản, hoặc tụng các nghi thức cúng chúng sinh (cúng thí thực cô hồn) có thể tham khảo trong Kinh Nhật tụng có sẵn tại các chùa.

Xem thêm: cúng cô hồn


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Xem thêm phong thuỷ khác

co-can-cung-ong-cong-ong-tao-khi-chuyen-nha-moi-hay-khong-97
19 thg 3, 2024

Có cần cúng ông Công ông Táo khi chuyển nhà mới hay không?

Ngày 23 tháng Chạp các gia đình Việt Nam ai cũng cúng ông Công ông Táo, rất nhiều người thắc mắc không biết rằng khi chuyển nhà mới...

co-nen-cung-ong-cong-ong-tao-hay-khong-98
19 thg 3, 2024

Có nên cúng ông Công ông Táo hay không?

Theo truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, tục thờ cúng các vị thần đã in sâu vào trong tiềm thức, thói quen của mỗi...

nhung-dieu-nen-tranh-khi-cung-ong-cong-ong-tao-99
19 thg 3, 2024

Những điều nên tránh khi cúng ông Công ông Táo

Mặc dù cúng ông Công ông Táo là truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam, nhưng không ít những gia đình vẫn mắc phải...

cac-le-vat-cung-ong-cong-ong-tao-trong-ngay-23-thang-chap-100
19 thg 3, 2024

Các lễ vật cúng ông Công ông Táo trong ngày 23 tháng chạp

Cứ 23 tháng chạp hàng năm, người Việt Nam dù giàu hay nghèo đều làm lễ cúng ông Công, ông Táo về trời. Dưới đây là một số bước...

thinh-ban-tho-than-tai-giup-viec-kinh-doanh-buon-ban-duoc-thuan-loi-101
19 thg 3, 2024

Thỉnh bàn thờ thần tài giúp việc kinh doanh buôn bán được thuận lợi

Đối với những người kinh doanh buôn bán, việc lập bàn thờ thần tài trong nhà, nơi làm việc là không thể thiếu, nhưng lập bàn thờ...

Chủ đề

Nhà Tài Trợ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.