Ông bà ta thường quan niệm thế giới tâm linh luôn tồn tại song song với chúng ta, những người thân đã khuất của chúng ta sống ở trong đó, và cách để ta có thể kết nối được với họ là cầu cúng tổ tiên qua bài văn khấn gia tiên.
Theo tục lệ văn hóa nước ta có rất nhiều dịp chúng ta có thể làm lễ cáo gia tiên như các dịp lễ tết, ngày mùng 1, các ngày kỵ, hoặc khi có các dịp hiếu hỉ,...Hay khi gia đình chúng ta gặp những biến cố xấu, gia chủ thường khấn vái tổ tiên, đầu tiên là trình bày sự việc sau đó mong ông bà, tổ tiên phù hộ để gia đình thoát khỏi tai ương một cách an lành.
Ví dụ: khi trong nhà có hỉ sự, gia chủ sẽ thắp hương cầu khấn tổ tiên để thông báo sự việc, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ đã đôi trẻ đến được với nhau và mong họ phù hộ, bảo vệ cho đôi trẻ sẽ sống một cuốc sống hạnh phúc.
Hay nếu như bạn là một nhà kinh doanh mỗi lần gặp một bản hợp đồng lớn, bạn nên làm lễ cúng bái tổ tiên để xin tổ tiên phù hộ công cuộc làm ăn này diễn ra tốt đẹp. Hay khi bạn thành công trong sự nghiệp bạn nên làm lễ tạ ơn gia tiên vì đã luôn phù hộ và giúp đỡ cho bạn.
Hay các sự việc xảy ra thường ngày quanh ta như việc sinh con, con đầy tháng, đầy năm, việc học hành thi cử của con cái, sự nghiệp được thăng quan tiến chức, người thân bị bệnh, kinh doanh thất thoát, người thân mất,...gia chủ đều làm lễ cúng bái tổ tiên trước là để báo cáo với họ, sau là xin họ phù hộ, độ trì để mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.
Từ đó ta thấy rằng, mọi chuyện xảy ra xung quanh ta dù là chuyện tốt hay chuyện xấu đều phải cúng khấn gia tiên để chia sẻ làm vui với họ cũng như san sẻ bớt đi nỗi khó khăn cho con cháu. Và đây cũng là dịp mà ta có thể gần hơn, kết nối với những người mà ta yêu thương, là dịp mà ta có thể cầu mong chia sẻ, cầu mong những điều tốt đẹp. Một sai lầm mà ta thường mắc phải là khi làm lễ phải làm mọi thứ thật hoành tráng, nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy thì mới đủ để thể hiện lòng biết ơn, mới khiến tổ tiên cảm nhận được, nhưng thực ra tùy vào từng trường hợp mà ta làm lễ sao cho hợp lý có những lúc bạn chỉ cần làm một mâm lễ đơn giản gồm có đĩa xôi, nải chuôi, ly rượu, trầu cau, hoa quả, chén nước là đủ.
Có một số trường hợp đi quá đà, mất cảnh giác tin vào kẻ gian như phải làm thật nhiều lễ, đốt vàng mã,... thậm chí là đốt cả tiền thật thì ở thế giới bên kia người thân ta sẽ có một cuộc sống đầy đủ, đó thưc sự là một sai lầm nghiêm trọng khiến cho môi trường bị ô nhiễm và theo như lời Phật dạy việc làm này không những gieo rắc nghiệp chướng cho người cúng mà cả ảnh hưởng xấu tới người được cúng. Ngoài ra nó còn biến truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta trở thành một hiện tượng mê tín, vì vậy bạn cần cảnh giác và luôn nhớ rằng khi làm lễ chỉ cần lòng thành chân thật đã đủ để những người thân cảm nhận, và nghe được những điều bạn nói.
Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, các nghi thức văn hóa ngày càng bị mai một dần và bị hiểu sai nghĩa, để không bị mất đi bản sắc dân tộc này, bên cạnh giữ cho mình lối sống hiện đại, văn minh, bạn cần phải bảo vệ và phát huy những truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta.
Xem thêm: Chuyển bàn thờ gia tiên đúng cách tránh những điềm xấu
Những lưu ý khi chuẩn bị lễ vật cúng bái gia tiên:
Những lễ vật để dâng lên cúng bái tổ tiên là những lễ vật thanh khiết và dành riêng cho họ, tức là trước khi hóa hương những món đồ được dâng lên tổ tiên bất kì ai cũng không được đụng đến hay nếm thử. Trong quá trình chuẩn bị món bạn cũng cần lưu ý, với những món đã nấu xong cần múc riêng ra một đĩa để chuẩn bị cho việc cúng tế. Đây là một việc làm thể hiện sự tôn trọng với các bậc bề trên, cũng giống như trong bữa cơm gia đình khi ông bà cha mẹ chưa cầm đũa thì con cháu cũng chưa được cầm.
Hay đơn giản khi vườn nhà chúng ta bội thu, điều đầu tiên mà chúng ta làm là chọn những trái thơm quả ngọt to nhất, đẹp nhất để dâng lên thắp hương ông bà thể hiện sự biết ơn, hiếu thảo của con cái đối với những thân có công nuôi dưỡng chúng ta.
Thật ra ta biết rõ rằng, các lễ vật sau khi cúng bái tổ tiên không bao giờ bị mất đi, đây thực chất chỉ là một hành động để thể hiện sự hiếu thảo, biết ơn của bậc dưới đối với các vị bậc trên. Việc cúng bái không hề bắt buộc, nó có xảy ra hay không đều phụ thuộc vào tấm lòng của con cháu, con cháu có nhớ đến tổ tiên thì thờ cúng.
Ngoài ra, đây không chỉ là dịp để thắp hương, cúng bái gia tiên, thể hiện lòng thành của con cháu mà nó là dịp để đại gia đình xum vầy với nhau sau những chuyến làm ăn xa nhà, sau những tháng ngày xa cách gặp nhau để trao cho nhau những niềm vui nỗi nhớ, để gần nhau và hiểu nhau hơn.
Các nghi lễ cúng bái gia tiên:
Theo quan niệm xưa để lại thì việc cúng bái gia tiên sẽ do trưởng nam, những người làm chủ gia đình làm chủ lễ. Các lễ vật thường có trong buổi lễ gồmcó trầu cau, hoa quả, vàng hương, nước lạnh và rượu, tùy vào từng trường hợp mà ta có thể tăng hoặc giảm một số lễ vật.
Sau khi đã chuẩn bị xong đầy đủ đồ lễ cần thiết, bạn cần đặt sẵn chúng lên bàn thờ, sau đó người gia trưởng khăn áo chỉnh tề, thắp nén hương rồi cung kính đứng trước bàn thờ khấn gia tiên. Trước bàn thờ tổ, người gia trưởng cần phải lưu ý trong thứ tự mời các vị tổ tiên, phải mời hết các cụ kỵ từ ngũ đại trở xuống, sau đó mới mời các chú bác, cô dì, anh chị em nội ngoại, những người đã khuất.
Việc khấn vái theo quan niệm xưa không dành cho phụ nữ, chỉ những trưởng nam mới được cúng vái, tuy nhiên trong một số hoàn cảnh bắt buộc như chồng đi làm xa, con nhỏ trong nhà chưa biết cúng vái thì người vợ, phụ nữ mới được đảm đương việc cúng khấn.
Khi làm lễ, phải tuân theo trình tự, trước khi khấn phải vái 3 cái, trong lúc khấn cần trình bày rõ các nội dung sau: ngày tháng làm lễ, trình bày lý do, trình bày tên tuổi người làm lễ và thông tin các thành viên trong gia đình, nơi sinh, trú quán, đồng thời liệt kê lễ vật và cuối cùng là đưa ra đề dạt cầu xin cho toàn gia quyến, sau khi khấn xong, gia trưởng lễ thêm ba vái.
Cần lưu ý rằng trước khi cúng, bàn thờ đã có đèn thờ hoặc nến. Với những gia đình trên bàn thờ có đỉnh trầm thì nên đốt đỉnh trầm làm cho buổi lễ thêm phần uy nghi, khi thắp hương trên bàn thờ nên nhớ bao giờ cũng thắp số nén hương theo số lẻ.
Sau cùng, dù là bất kì buổi lễ cúng bái tổ tiên nào ta đều nên nhớ rằng lễ vật nhiều hay ít không quan trọng, quan trọng là mình phải thật thành tâm và thể hiện lòng biết ơn chân thành.
Xem thêm:
văn khấn ngày rằm
Đặt bàn thờ gia tiên đúng cách mang lại tài lộc cho gia chủ