Cúng ông Táo là một nét truyền thống trong văn hóa của người dân Việt Nam. Cứ hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình lại làm cỗ cúng ông Táo về trời.
văn khấn rằm tháng giêng
Theo quan niệm bao đời nay của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp ông Táo lên Thiên đình báo cáo về công việc gia đình trong một năm với Ngọc Hoàng. Thờ cúng ông Táo là một nét đẹp truyền thống với mong muốn mang lại hạnh phúc, sự sung túc, êm ấm cho gia đình.
Theo dân gian truyền lại, quanh năm ông Táo chỉ ở trong bếp, nên chuyện lớn, nhỏ trong nhà, ông Táo đều biết hết, ông là quý nhân phù hộ của gia đình đem lại nhiều may mắn trong một năm mới. Ngày 23 tháng Chạp mọi người làm lễ đưa tiễn ông Táo về trời đến trưa 30 ông Táo lại hạ giới tiếp tục công việc của mình.
Đồ cúng ông Táo:
Trang phục: Gồm 2 mũ ông và một mũ bà. Hình dáng mũ của 2 ông cần 2 cánh chuồn, của bà thì không là đồ vàng mã sẽ được đốt trong ngày 23 tháng Chạp.
Chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ rất tốt nhưng chú ý rằng làm lễ phải thành tâm.
Hiện nay các gia đình thường cúng gà luộc để thay thế cho thịt luộc, và cúng ít món hơn để phù hợp với khả năng chuẩn bị. Bình thường đồ lễ chỉ có bánh, kẹo cũng được.
Thời gian và cách cúng ông Táo:
Trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) phải thực hiện xong lễ cúng ông Táo. Có thể cúng vào trước một hôm tức là tối hôm 22 tháng Chạp hoặc sáng hôm 23 tháng Chạp.
Ngoài ra người ta còn mua cá chép 3 con cá chép để vào chậu nước đặt bên cạnh. Có thể tùy chọn cá chép theo sở thích và khả năng.
Chú ý khi khấn gia chủ khấn theo bài, trong thời gian hương cháy 2/3 thì mang hóa vàng mã đổ 3 chén nước vào tro, rồi phóng sinh cá chép ở ao hồ. Làm lễ tại bàn thờ gia tiên không cần lập riêng bàn thờ Táo quân.
Xem thêm: văn khấn giao thừa