Cúng Tất Niên được tiến hành trước lễ cúng giao thừa, đó là một phong tục tập quán, một truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam. Làm mâm cỗ tất niên Tất Niên không quá cầu kì, mà chủ yếu thể hiện lòng thành của gia chủ với các vị thần đã phù hộ cho gia đình trong một năm qua, cũng là mâm cơm để sum họp các thành viên trong gia đình. Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cơm Tất Niên phổ biến trong các gia đình Việt Nam.
Ngày nay các gia đình thường làm Tất Niên sớm hơn vài ngày để có thời gian đi du lịch,… Vào ngày 30 tết người ta chuẩn bị hai mâm cỗ, một mâm để cúng Tất Niên và sau khi cúng thì sẽ ăn tối, mâm còn lại để chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa. Người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thắp hương đọc văn khấn Tất Niên để mời gia tiên về ăn tết cùng gia đình. Nhiều gia đình làm gọn nhẹ gộp cả cúng giao thừa với cúng Tất Niên lại với nhau.
So với ngày thường thì tất nhiên bữa cơm cuối năm sẽ được làm thịnh soạn hơn. Về phong tục thì mỗi miền lại có một nét đặc trưng riêng. Đối với miền Bắc người ta hầm canh măng, móng giò, miến xào lòng gà,… Với người miền Trung họ lại làm thịt heo luộc, giá chua,… Người miền Nam làm thịt kho tàu, nem,… Bày trí mâm cỗ thì tùy mỗi gia đình lại có cách bài trí khác nhau. Trên bàn thờ chính để hoa tươi, một chút tiền vàng mã để tượng trưng và không nên đặt cành vàng lá ngọc lên bàn thờ vì mang âm khí không tốt cho gia chủ.
Đối với mâm ngũ quả để cúng gia tiên phải lưu ý rằng cúng quả thật, ăn được có thể là những loại quả thông dụng, có hình thức đẹp mắt. Nên đặt mâm ngũ quả bên phải hoặc bên trái tránh đặt chính giữa bàn thờ. Đối với hoa đặt trên bàn thờ cần là hoa tươi chứ không được đặt hoa nhựa trên bàn thờ. Không cần quá trang hoàng lộng lẫy nhưng luôn luôn phải giữ cho bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ và dù có làm gì thì nên đặt vào đó sự thành tâm của mình.
Làm theo phong thủy thì cũng tốt nhưng chỉ nên ở mức tham khảo thôi khi chọn hoa quả không cần quá kĩ lưỡng quả này thì sẽ mang lại điều gì cho gia đình,…. làm như vậy chỉ khiến gia chủ không thể nào quyết định sẽ cúng quả gì trên bàn thờ và nếu quá quan trọng việc đó thì đây không còn là một truyền thống tốt đẹp nữa mà sẽ trở thành mê tín dị đoan. Làm lễ Tất Niên ý nghĩa thực sự đó là sum họp gia đình, là thời gian để các thành viên dù ở đâu, công việc bận rộn cũng về quây quần bên gia đình, gắn kết lại tình cảm giữa mọi người.
Xem thêm: cúng ông táo