Theo truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, tục thờ cúng các vị thần đã in sâu vào trong tiềm thức, thói quen của mỗi người dân Việt với quan niệm rằng thờ các vị thần sẽ phù hộ giúp cuộc sống sung túc, gia đình yên ổn,…. Nhưng đó chỉ là tín ngưỡng, là niềm tin của mỗi người vì vậy tùy vào sự hiểu biết mà có thể thờ hoặc không. Nếu chỉ thờ theo đám đông, làm theo mọi người không biết đó là tốt hay xấu thì nên xem xét lại.
văn khấn ông táo
Trong việc thờ cúng ông Công ông Táo cũng vậy nếu tự bản thân có niềm tin rằng thờ ông Công ông Táo giúp gia đình gặp nhiều may mắn, cuộc sống yên bình, chuyển nhà cúng ông công ông táo sẽ thuận lợi hơn thì nên thờ ông Công ông Táo. Còn nếu cảm thấy không hiểu tại sao phải thờ ông Công ông Táo và chỉ làm theo quan niệm, tục lệ xưa thì nên tìm hiểu kĩ hơn và không thờ cũng không sao.
Ngày nay, cuộc sống bộn bề bao nhiều việc cần làm, lại phải dành thời gian cho những nghi thức mơ hồ, đi theo niềm tin mà bản thân không hiểu, không biết có ý nghĩa gì với cuộc sống của mình như vậy có lẽ là đang phí phạm thời gian tiền bạc. Cúng ông Táo khác với cúng tổ tiên, các bài cúng rằm tháng giêng,…. Cúng các ngày rằm, ngày dỗ của người đã mất để tưởng nhớ đến họ, biết ơn đến công sinh thành, còn cúng ông Công ông Táo lại tùy vào tâm niệm quan điểm của mỗi người nhưng nhìn chung đều mong muốn đem lại may mắn, tốt lành cho gia đình. Ngày 23 tháng chạp mọi người đua nhau mua cá chép rồi mang đi phóng sinh, mỗi người một kiểu người thì cẩn thận nhẹ nhàng thành tâm thả từng con cá xuống, người thì vội vàng quăng luôn cả túi nilong xuống ao hồ, kệnh rạch như vậy việc cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì.
Một người tin vào tín ngưỡng đó là những hy vọng trong con người họ, họ tin vào một thế giới tốt đẹp hơn ở đó có công bằng, có văn minh, có nhân quả giúp cho họ tiến tới những lý tưởng của bản thân, nỗ lực trong cuộc sống. Còn đối với một người nghĩ rằng đến với tín ngưỡng xin thần linh cho họ của cải vật chất, nhưng bản thân chỉ chờ đợi thì người đó sẽ chẳng nhận được một quả ngon nào, và ý nghĩ như vậy là mê tín dị đoan chứ không còn là một niềm tin, tín ngưỡng nữa. Càng nhiều người như vậy thì truyền thống lâu đời thờ cúng ông Công ông Táo sẽ bị ảnh hưởng, làm xấu đi.
Thay vì cứ đi theo tục thờ ông Công ông Táo mà bản thân không hiểu gì vừa mất thời gian, tốn chi phí thì. Công sức bỏ ra đó có thể chăm sóc căn bếp thường xuyên, làm nhiều việc thiện có lẽ cuộc sống tốt và suôn sẻ hơn. Trong thực tế có rất nhiều người đã bỏ thờ ông Công ông Táo, cuộc sống của họ vẫn không có những xáo trộn vẫn êm đềm như vậy chỉ cần sống sao cho trong sạch, không hổ thẹn với đời là cuộc sống thanh thản rồi. Người ta có câu gieo nhân nào gặt quả đấy nên những thành công đạt được trong cuộc sống là do sự cố gắng, tích lũy của bản thân mà có không một ai, hay thần linh nào làm hộ chúng ta.
Xem thêm: bài cúng tất niên, những điều nên tránh khi cúng ông công ông táo, Ý nghĩa của tục lệ tiễn ông Táo về Chầu trời